Nguyễn Thái Hà,10/06/2020
       Có lẽ từ khi cha sinh mẹ đẻ đến nay, lần đầu tiên tôi chứng kiến học sinh đi học giữa mùa hè. Cái nắng miền trung thì ai cũng rõ, có lúc tưởng mình đang đội luôn ông mặt trời trên đầu, còn Hồng Lĩnh thì nó không khác gì một chảo lửa trên những ngọn Núi hồng. Để an toàn cho chống dịch Covid-19 ta đã nghỉ hơn 3 tháng, bao nhiêu chuyện buồn vui của “những ngày không quên” và hôm nay ta phải làm, phải học để bù lại cho những ngày nghỉ.
       Theo thông lệ như mọi năm thì hôm nay các em đã được nghỉ, được chu du khắp xóm làng, ngõ phố, vậy mà… và tôi có một cảm xúc thực sự muốn chia sẻ với các em học sinh đang theo học dưới mái trường Trung cấp Kỹ nghệ này.
       Có khi nào ai bảo thương mà “nạt nộ”, thậm chí còn đến phải dùng những lời lẽ thậm tệ hơn một người thầy. Ông cha ta thì nói “thương cho roi cho vọt…” và tôi đã không biết phải nên như thế nào với các em. Đúng là các em thật sự vất vả, nhất là sự hụt hẩng của một số em khi không đạt được nguyện vọng vào trường THPT, nhưng với số điểm trên dưới 30 nếu như thi vào một số trường ven Hồng Lĩnh thì số điểm đó còn thừa cả tấc, là “duyên số”ta không nên xem đó như mất đi tất cả. Xưa nay quan niệm ông cha ta, con cái cố gắng học và cứ theo đường “cấy”là cứ tuần tự phổ thông rồi mới nghề nghiệp, chúng ta không phủ nhận điều đó, nhưng với sự phát triển theo hướng tự động hóa, vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo…. Thì chỉ cần đầu óc của một nhóm nghiên cứu ít người có thể làm cho hàng loạt kỹ sư, cử nhân thất nghiệp, thay vào đó là “chuyên gia”, thợ bậc cao (tay nghề giỏi và rất chuyên nghiệp) và nó đã hiện hữu tại thời điểm hiện nay. Hôm nay, các em đang “tay xách nách mang”là vừa học văn hóa THPT vừa học nghề quả rất vất vả nếu các em chú tâm học tập và rèn luyện nghề nghiệp, các em đang đi đúng hướng, đúng với xu thế xã hội, được hưởng hoàn toàn học phí nhà nước cấp, vậy mà các em đang rất “lỡm khởm”với mục tiêu cuộc đời nhưng lại dành quá nhiều thời gian cho sự thỏa mản bản thân hiện tại, nguyên nhân tôi không phân tích, nhưng theo cách nhìn của tôi các em nên thay đổi lại mục đích học tập, lối sống và sự rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ trước khi các em nghĩ mình sẽ làm gì? Và mỗi tháng có bao nhiêu tiền?


       Trong cách nghĩ của tôi, thực lòng tôi rất thương các em, tôi thương như từ bản thân tôi mà ra. Giữa thế kỷ 21 này rồi, giữa thời kỳ mà khoa học cũng như chế tạo đang phát triển một cách chóng mặt, vậy mà các em được sự động viên từ gia đình như thế nào? cha mẹ nào là người mang lại niềm vui thực sự cho con khi con có những bước tiến trong phấn đấu học tập, hay sự yêu thương bằng mua cho một chiếc xe thật đẹp hay cho đi xe máy chạy cho nhanh, hay mua một chiếc điện thoại smatphone tốc độ thật cao để gọi con “khi được, khi không”, điều đó có tốt không?các em sẽ vui với những món quà đó được bao lâu? sao không thử hỏi sáng nay con đến trường sao không mang sách vở?con học nghề ghi chép vào đâu? Chiều học nghề có mệt không?thầy cô dạy nghề con tên gì nếu gặp cha mẹ chào hỏi một câu? Cha mẹ các em có làm vậy không?
      Thời cuộc bây giờ trứng khôn hơn vịt và chuyện đương nhiên, các em sẽ là người chắp nối công nghệ cho bậc làm cha- làm mẹ, ngược lại bậc phu huynh phải là hậu phương, là chuẩn mực cuộc sống để con mình trưởng thành có phẩm chất thực sự, biết yêu thương, biết chia sẻ, có trách nhiệm với mọi người. Nói đến trách nhiệm, các em thử điểm lại những gì mà mình làm là người có trách nhiệm, chưa cần đến với xã hội thì các em có trách nhiệm với bản thân đến đâu? Lỗi không hoàn toàn do mình các em, nếu phụ huynh nào thấy con lướt xe máy với tốc độ “bàn thờ” thì mới không khỏi lo lắng, khi con mình bước vào thế giới ảo của Game hậu quả như thế nào chắc ai cũng biết như “vụ việc 10/6/2020 ở Quỳnh Lưu” mà bé 5 tuổi đã chết trong nhà hoang sau 3 ngày bỏ đói, và hàng vạn thứ để con mình có thể sa ngã vào con đường tội lỗi, nhưng các em được quan tâm như thế nào? Vì kinh tế nhiều bậc phụ huynh không màng tới những vui buồn, những thay đổi tâm lý mà mỗi các em đang rất cần được chia sẽ, có rất nhiều phụ huynh đủ khả năng làm được những điều đó cho con thì đổi lại là làm thật nhiều tiền để con mình được sung sướng, nhưng bên cạch đó không ít phụ huynh không đủ khả năng nhận thức được những điều này nhằm giáo dục và định hướng cho con cái, vậy ai? Nhà trường? Xã hội?.... khó có một ai thay thế được vị trí gia đình, nhưng có một thứ giáo dục mà không thể có gì bằng đó là tình thương thực sự, xã hội này chỉ có không muốn cho con một tình yêu thương thực sự mà thôi, chứ ít ai phải chết đói vì nghèo cả.
       Cận kề ngày 28/06, ngày gia định Việt Nam, tôi muốn và vô cùng muốn các em học sinh trường mình phải thật sự yêu thương cha mẹ, chia sẻ những khó khăn mà thầy cũng đã phần nào chỉ ra và rất chia sẻ với các em, ngược lại ai là người thiệt thòi trong cách nghĩ các em thì các em phải phấn đấu hơn nữa, phải khẳng định “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, không oán trách bất cứ một ai và thương lấy bản thân mình mà cố gắng. Ngay bây giờ chính sách Đảng đang tạo điều kiện cho các em hết sức, học phí các em được nhà nước cấp, các em đi học có nhà nước chi trả học phí chứ đâu phải học miễn phí (theo cách nói mà nói với phụ huynh). Thầy hy vọng chỉ vài bạn học sinh sẵn sàng đọc, sẵn sàng hành trang thực sự để theo hướng mới, để bạn bè nhận thấy mà cùng đồng hành “học thầy không tày học bạn”, với sức trẻ, nhanh nhẹn và phát huy sự sáng tạo nơi các em, các em sẽ vươn xa hơn cả các thầy.

Mong các em, các thầy cô không nên bình luận, chỉ xem đây là sự chia sẻ với các em!